Cừ Larsen là một giải pháp rất phổ biến trong thi công nền móng công trình xây dựng. Có thể nói chúng ta thường xuyên gặp trong các công trình cao tầng, công trình thủy, cầu đường. Lập Dự toán chi phí cho công tác cừ larsen này gồm có:
- Chi phí đóng/ép cừ
- Chi phí nhổ cừ
- Tính toán khấu hao cừ thế nào, v.v…
* Kích thước cừ Larsen thông dụng:
Cọc cừ Larsen III: 400 x 125 x 13.0: 60kg/md
Cọc cừ Larsen IV: 400 x 170 x 15.5 76.1 kg/md
DỰ TOAN CHI PHÍ ĐÓNG/ ÉP – NHỔ CỪ LARSEN
Tùy vào biện pháp thi công, anh/ chị có thể tra cứu nhiều mã công việc liên quan đến đóng/ ép cừ larsen trên phần mềm dự toán Eta

Tuy nhiên, đối với công việc ép cừ larsen theo định mức 12/TT-BXD CHƯA BAO GỒM CHI PHÍ CỌC TRONG ĐỊNH MỨC. Khi anh/ chị lập dự toán cừ larsen sẽ cần tính chi phí cọc để đảm bảo đủ chi phí cho công trình: Thuê, mua mới, hao hụt trong thi công.

Tính toán khấu hao cừ trong thi công
Thuê cừ
Giải thích: Anh/ chị thuê của các nhà cung cấp với chi phí cho 1 đơn vị cừ (KG hoặc Mét dài) là bao nhiêu sẽ tính trực tiếp vào giá trị dự toán. ( Thuê theo ngày/ tháng,… )
Ví dụ: công việc số 2: thuê 1000m cừ với chi phí 15.000đ/md; Anh/ chị sẽ sử dụng mã TT: tạm tính trực tiếp để đưa chi phí vào dự toán;
Lưu ý: Khi thuê cừ, anh/ chị cần tính toán chi phí vận chuyển đến/ đi khỏi công trình; trường hợp tùy vào nhà cung cấp để có thể tính toán chi phí vận chuyển này; nếu giá thuê chưa bao gồm chi phí vận chuyển cần áp dụng thêm mã để tính toán chi phí

Lập Dự toán Gia công cừ Larsen ( Mua mới hoặc sản xuất )
Trường hợp 1: Cừ nằm chết tại công trình không thu hồi
Tương tự như thuê cừ, anh/ chị đưa chi phí trực tiếp vào mã TT: Tạm tính để tính chi phí như công việc số 3 trong hình.

Trường hợp 2: Gia công cừ trường hợp có thu hồi
Theo chương CHƯƠNG III CÔNG TÁC THI CÔNG CỌC trong định mức 12/TT-BXD năm 2021 có quy định:
10. Công tác đóng, ép cọc ván thép (cừ larsen), cọc ống thép, cọc thép hình được định mức cho 100m cọc đóng nằm lại trong công trình. Trường hợp cọc nhổ lên, sử dụng lại nhiều lân thì hao phí vật liệu cọc được xác định như sau:
a. Hao phí tính theo thời gian và môi trường
– Hao phí vật liệu cọc cho 1 lân đóng nhổ ứng với thời gian cọc nằm trong công trình ≤ 1 tháng như sau:
+ Nếu cọc đóng, ép trên cạn hoặc trong môi trường nước ngọt bằng 1,17%,
+ Nếu cọc đóng, ép trong môi trường nước lợ bằng 1,22%,
+ Nếu cọc đóng, ép trong môi trường nước mặn bằng 1,29%.
– Thời gian cọc nằm lại trong công trình từ tháng thứ 2 trở đi thì cứ mỗi tháng hao phí vật liệu cọc được tính thêm như sau:
+ Nếu cọc đóng, ép trên cạn hoặc đong trong môi trường nước ngọt bằng 1,17%/tháng.
+ Nếu cọc đóng, ép trong môi trường nước lợ bằng 1,22%/tháng.
+ Nếu cọc đóng, ép trong môi trường nước mặn bằng 1,29%/tháng.
b. Hao hụt do sứt mẻ, toè đâu cọc, mũ cọc
– Đóng vào đất cấp I, II hao hụt bằng 3,5% cho một lân đóng nhổ.
– Đóng vào đất, đá, co ứng suất ≥ 5 kg/cm2 hao hụt bằng 4,5% cho một lân đóng nhổ.
CÔNG THỨC XÁC ĐỊNH HAO PHÍ CỪ: (Số tháng) * (hao phí theo thời gian và môi trường) + (Hao hụt do sứt mẻ)
Ví dụ: Thời gian cọc 3 tháng trong môi trường trên cạn và đóng vào đất cấp I, anh/ chị áp dụng công thức: (3 * 1.17% +3.5%)

Tải về Mẫu file dự toán cừ Larsen: Tại đây
Vui lòng cho mình hỏi, trường hợp thời gian cọc nằm trong đất là 10 ngày thì thời gian tính khấu hao theo thời gian là 1 tháng hay 10/30 tháng, theo ĐM12 thì “Hao phí vật liệu cọc cho 1 lân đóng nhổ ứng với thời gian cọc nằm trong công trình ≤ 1 tháng … là 1,17%”, chỉ xác định là ≤ 1 tháng và không có hướng dẫn nếu thời gian ≤ 1 tháng thì tính theo tỷ lệ số ngày thực tế cọc nằm trên đất/số ngày trong tháng để tính thời gian khấu hao.
E chào a, cảm ơn a đã quan tâm đến bài viết. Hiện tại theo thông tư 12/TT-BXD chỉ có hướng dẫn theo tháng và có ghi rõ ra nhỏ hơn hoặc 1 tháng ạ, không có hướng dẫn theo ngày, do đó vẫn sẽ được tính là 1,17% a nhé. Căn cứ khác là tính theo tháng, có tháng 31 ngày, có tháng 28 ngày, k thể lấy 10/30 được a, nên tính theo ngày là k đúng.